I. Yêu cầu chung
Việc thi công lắp đặt thang máy phải tuân thủ theo Quy trình, Quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành. Các công trình các quy mô khác nhau sẽ tương ứng với các biện pháp thi công khác nhau. Tuy có những đặc thù riêng nhưng vẫn đảm bảo nhưng yêu cầu và tiêu chuẩn sau:
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, thực hiện theo các bước trong quy phạm an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91
- Tiêu chuẩn an toàn xây dựng TC 4086- 85
- Quy phạm an toàn TCVN 4244-86
- An toàn cháy TCVN 3254-79
- Yêu cầu chung an toàn hàn điện TCVN 3146-86
- Việc hiệu chỉnh và kiểm tra theo từng bước trong quy định TCVN 6395-1998
- Thang máy được lắp đặt dựa trên hồ sơ kỹ thuật gốc, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với TCVN 6395-1998
II. Các bước tiến hành thi công
1. Chuẩn bị cho lắp đặt:
- Khảo sát kiểm tra lại thông số hố thang do đơn vị xây dựng thi công
+ Kích thước thông thủy hố thang máy (bao gồm hình học trng tương quan như độ cân chung, sai lệch giữa các tầng)
+ Kích thước hốc giảm chấn.
+ Độ ẩm hốc giảm chấn.
+ Chỉ tiến hành lắp ráp khi các tiêu chuẩn về xây dựng được hoàn tất.
- Tiến hành lắp ráp sàn gỗ thao tác theo hướng từ dưới lên trên suốt theo chiều cao giếng thang, khoảng cách giữa chúng không quá 3m, có thang tay để di chuyển giữa các sàn, sàn thao tác phải vững chắc đảm bảo chịu tải lớn hơn 2,5KN/m2 sàn
- Các ô cửa tầng và ô lắp ráp và được che chắn và có biển báo nguy hiểm.
- Sử dụng điện chiếu sáng cho từng tầng tạm thời với yêu cầu điện áp không gây nguy hiểm ( yêu cầu điện áp dưới 42v và độ sáng không dưới 50LX) đèn chiếu sáng được đặt ở các vị trí không ảnh hưởng đến công việc lắp đặt thang máy.
- Kiểm tra sự đầy đủ của các thiết bị phòng chống cháy, bảo hộ lao động và dụng cụ lắp ráp.
- Lập biên bản công việc chuẩn bị, đưa ra bản nội quy an toàn lắp đặt thang máy trước khi tiến hành lắp đặt thang